Một cặp tiền bao gồm 1 đồng tiền yết giá và 1 đồng tiền định giá: XXX/YYY. Trong đó XXX là đồng yết giá, YYY là đồng định giá. Có rất nhiều cặp tiền được kết hợp từ các đồng tiền lại với nhau: USD/JPY, EUR/JPY, GBP/JPY, CAD/JPY, EUR/USD, GBP/USD, USD/CAD, GBP/CAD, EUR/CAD, AUD/USD,…
Vì vậy, để chọn được cặp nào giao dịch cho có hiệu quả là một bài toán khó khăn cho người chưa có kinh nghiệm.
Xét về xu hướng của 1 cặp tiền theo phân tích cơ bản thì cặp XXX/YYY đang xu hướng tăng nghĩa là đồng yết giá XXX mạnh hơn đồng được định giá YYY và ngược lại cặp XXX/YYY đang theo xu hướng giảm nghĩa là đồng yết giá XXX yếu hơn đồng định giá YYY.
Vì vậy, để chọn được 1 cặp tiền giao dịch hiệu quả thì ta cần xem xét sức mạnh của từng cặp tiền hiện tại và trong tương lai. Và sức mạnh của đồng tiền được đánh giá dự trên 2 yếu tố:
- Theo phân tích cơ bản: Các yếu tố tin tức hiện tại đang hỗ trợ hay tạo áp lực cho đồng tiền và thị trường đã tiêu hoá hết tin tức hay chưa. Đồng thời xem xét các tin tức, số liệu tương lai: Số liệu kinh tế, bài phát biểu hay một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến đồng tiền sắp xảy ra. Thông thường thị trường sẽ kỳ vọng, dự đoạn trước và thị trường sẽ chạy trước cho đến khi sự kiện đó xảy ra.
- Theo phân tích kỹ thuật: Dựa vào biểu đồ xác định xu hướng ngắn hạn, dài hạn của đồng tiền đó là tăng hay giảm: USD xem biểu đồ DXY, EURO: EXY, GBP: BXY, JPY: JPY, CAD: CXY,…
Từ sự kết hợp giữa 2 yếu tố đó các bạn đánh giá sức mạnh của từng cặp tiền theo thứ tự Mạnh nhất đến Yếu nhất.
Sau khi sắp xếp được sức mạnh của từng đồng tiền, bây giờ chúng ta chọn 1 cặp tiền với đồng yết giá mạnh nhất XXX và đồng định giá yếu nhất để BUY: Buy XXX/YYY và ngược lại chọn cặp tiền yết giá yếu nhất XXX và đồng định giá mạnh nhất để SELL XXX/YYY. VD: Đồng tiền mạnh USD, GBP, Đồng tiền yếu:EUR JPY,CAD thì Buy USD/JPY, GBP/CAD, USD/CAD, GBP/JPY. SELL EUR/GBP, EUR/USD
Khi đã xác định xu hướng của các cặp tiền đề BUY/SELL theo phân tích cơ bản rồi thì chũng ta cần nhìn vào biểu đồ các cặp tiền đó và dựa trên các phương pháp phân tích kỹ thuật SWING LOW, SWING HIGH, MA, RSI,.. để xác định xu hướng trùng khớp theo phân tích cơ bản.
Nếu phân tích xu hướng theo phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trùng khớp thì chũng ta bắt đầu tìm điểm vào lệnh, điểm stoploss và take profit. Điểm vào lệnh thường sẽ vào khi giá tiếp cận MA10-20 H4 nếu xu hướng đi mạnh, Kháng cự, hỗ trợ, các đỉnh đáy gần nhất với xu hướng không mạnh, nếu an toàn hơn thì xem xét ở khung D1. Điểm stoploss sẽ nằm trên swing high hoặc dưới swing low gần nhất khoảng 20-30pips (Gần quá dễ ăn stoploss do spread dãn hoặc râu nến)
Takeprofit thì các bạn nên chia nhỏ lệnh vào và chốt theo từng mức: 30-50pips, Kháng cự/hỗ trợ gần nhất và kháng cự/hỗ trợ tiếp theo.
Lưu ý: Các bạn mới tham gia forex thường hay mắc lỗi vào nhiều cặp có cùng đồng yết giá hoặc định giá. Và một số group chia sẽ kèo trên Zalo, Telegram cũng thường cho nhiều lệnh kiểu này. Khi vào nhiều lệnh cùng chung 1 đồng yết giá: GBP/USD, GBP/JPY, GBP/CAD,.. hoặc cùng 1 đồng định giá: USD/JPY, EURO/JPY, GBP/JPY. Thì khi có tin tức quan trọng về đồng tiền chung đó thì tất cả các cặp đó đều đi cùng hướng với nhau chỉ là biện độ pips lớn nhỏ khác nhau thôi. VD: Khi có tin tốt về BREXIT thì tất cả các cặp tiền có GBP/XXX đều tăng và XXX/GBP đều giảm. Vì vậy vào nhiều cặp như vậy chẳng khác nào đánh 1 cặp với khối lượng lớn cả. Quan trọng sẽ gây tâm lý hoảng loạn khi lỗ và không thể biết xử lý như thế nào vì không nhớ được vùng giá hỗ trợ, kháng cự của tất cả và cũng không thể xem các biểu đồ cùng lúc.